Pages

Saturday, October 2, 2010

Nam Hán cũng là Đại Việt

Hôm trước viết bài “Triều Lý mạnh tới cỡ nào”, mềnh muốn viết tiếp bài “Triều Lý ác tới cỡ nào” vì mạnh mà không ác thì cũng không làm được tích sự gì để xây dựng triều đình mở rộng đất đai. Hình như là không có ai thắc mắc về vụ hoành tráng hay là lem luốc mà chỉ xoay quanh một tí về giao dịch giang hồ của hai nhà Lý-Tống. Yên tâm quá!
Xoay quanh chủ đề hải đăng Lý Công Uẩn đã có nhiều bài viết rất công phu và bài bản, đặc biệt là giai đoạn đầu thai cứ như là phép lạ thần thông.
Tuy nhiên, không thấy ai nhắc tới hay thách thức gì quan điểm cụ Lý Công Uẩn có quê hương từ Tuyền Châu, Phước Kiến mà các bạn Chung Của đã chính thức ghi vào sử liệu dân gian của nó. Có lẽ sử ta phải lờ đi đoạn này cho nó còn chút Việt Nam hồn. Không lẽ cụ Lý Công Uẩn cũng là di dân xâm thực như cụ Triệu Đà hay sao?
Ngoài ra, các bẹn Chung Của còn bảo là họ Lý (Công Uẩn) chính là hậu duệ Đường Thái Tông dòng Tào Vương Lý Minh phiêu bạt giang hồ khi nhà Đường bị rơi vào cảnh mò tôm bán muối. Chuyện này
chắc phải nhờ Viện Nôm Hán cho truy cứu DNA cho rõ ràng và ra tuyên cáo hẳn hoi chứ không sử ta lại bị ăn dấm sau vụ làm phim Lý Công Uẩn.
Đứng trên quan điểm thế gia thì họ Lý chắc là một hải đăng chứ không thể là con cháu của nhà Võ Thừa Nhân như sử ta thường tuyên vận.
Nhưng hôm nay mềnh chỉ muốn giới thiệu thêm một cái bối cảnh giữa Đại Việt và Đại Hán là như thế nào qua đó chiếu sáng một thân thế và sự nghiệp nhà Lý. Mềnh chỉ đưa ra những yếu tố không màu mè không che đậy để mọi người tha hồ bới tìm hoặc ném đá.
Đại Việt - Đại Hán cũng là một dạng ý thức hệ
Chuyện này là thật 100% đấy. Thông thường, mình học lịch sử cứ bảo và Ngô Quyền đánh quân Nam Hán. Nam Hán thật ra là một trong những triều đại cát cứ trong thời Ngũ đại Thập quốc, (tức là 5 triều đại 10 nước) vào một thời điểm ngắn trong bối cảnh đất Trung Nguyên bị rách tươm bươm vô chủ cuối thời nhà Đường.
Lúc đầu nhà Hán này nó tự xưng là Đại Việt vào năm 917, nhưng vốn là dân con buôn họ Lưu tham lam ham hố, cảm thấy chưa đủ phê nên mới nghĩ kèm chắc là tổ tiên có họ hàng với Lưu Bang nhà Hán thời xưa (cách đó cũng tới cả 1000 năm) cho nên xưng là Đại Hán cho nó oách vãi hàng. Để phân biệt với một triều đại “Hán giả” ở phương Bắc nên sử mới gọi là nhà Nam Hán. Lúc mới xưng đế Lưu Dẫn thấy tên của mình chưa ngon, tự chế ra một chữ mới trên chữ Long dưới chữ Thiên (龑) đọc là Nghiễm. (tiếng Quảng Đông ngày nay đọc là Dĩm). Cách chế chữ mới kiểu này cũng y như chữ Nôm của ta, chữ thiên trên thượng dưới định âm là Trời vậy.
Trong đế chế mới thành lập có các vùng cát cứ không chịu phục vụ Nam Hán ra mặt đó là nhà Khúc đang làm Tiết Độ Sứ ở Tĩnh Hải (tên hành chánh của Bắc Việt dưới thời nhà Đường - Hậu Lương). Đây chính là manh mối cho sự cát cứ một phương và dẫn tới độc lập sau này. Chính ra, nhà Khúc không muốn thần phục Nam Hán vì nó bựa quá. Nam Hán không đại diện chân mệnh thiên tử của đất Trung Nguyên mà lúc này chính là nhà Hậu Lương.
Nam Hán lúc đầu nó cũng xưng là Đại Việt. Nếu cứ coi đây là một dạng trùng tên thì không nói gì tiếp vì thời ấy (và cả bây giờ) Việt là một khái niệm rất bao đồng trong văn hóa Trung Quốc, nhưng sau này họ Lý cũng dùng quốc hiệu này chứng tỏ là có sự liên tưởng nào đó về một số áp dụng chính sách.
Tuy Nam Hán là một triều đình vô lại do con buôn nhân cơ hội cướp chính quyền từ phong kiến phương Bắc nhưng nó để lại một số ấn tượng về sự xa hoa tàn khốc có một không hai trong lịch sử thập quốc.
1: Trước hết nói về gái: Cung điện của Nam Hán xây dựng lên để chứa gái khắp nơi. Vua cuối cùng của Nam Hán là Lưu Sưởng (đọc là sướng) lượm về một em người Ba Tư nhưng có màu da ngăm đen (gái Ba Tư thường da trắng chứ nhỉ). Lưu Sướng mừng quá, ngày đêm ăn chơi sa đoạ vì em này biết hết các loại kỹ thuật phòng the trong mọi tình huống làm cho Lưu Sướng tâm hồn điên đảo suốt ngày. Đoạn này trong sử Thập Quốc của Âu Dương Tu ghi lại rất là chi tiết. (Xem phụ chú nhé)
2: Nói về mê tín: Các vua Nam Hán rất sùng đạo giáo, ăn no rồi lo đúc tượng đưa vô Huyền Diệu Quán để hy vọng mai này sẽ thành thần tiên được nhân dân thờ phượng lâu dài. Triều đình Nam Hán còn tin theo một nữ vu (nhà ngoại cảm) tên là Phàn Hồ Tử (vụ này rất giống chị ngoại cảm Bích Hằng ghê) ngày đêm lo chuyện giao hảo âm dương. Phàn Hồ Tử quấy động thiên hạ về chuyện thần tiên giáng trần chẳng bao lâu được Lưu Sưởng tin xài bàn cả quốc gia đại sự. Nàng Heo (Mị Trư) và Phàn Hồ Tử (đoạn này làm mềnh hơi nghi là Phàn Hồ Tử và Nàng Heo là quan hệ đồng tính nữ trong nội cung) cùng nhau tạo chuyện phong thần trong dân gian gây hoang mang để có thời cơ buôn bán quyền lực. Đặc thù của triều đình Nam Hán là cho cung nữ tham chính bất hợp pháp trong lúc bệ hạ ăn chơi.
3: Rồng và cung điện
Nhà Nam Hán này cực kỳ xa hoa trong lịch sử Chung Của. (Khoan méc với bác Trương Nghệ Mưu, bác mần thêm quả mãn thành tận đái coi cho mà nhức mắt) Các vua Hán ngoài việc ăn trên ngồi rồi lại cho xây cung điện, lên đồng, và làm các trò ngoại cảm giao hoan nam nữ. Đặc biệt rất mê hình tượng con rồng, (nhưng chắc chưa tới mức độ đặt tên Thăng Long như Đại Việt ta.) Triều đình còn bắt nhân dân Hợp Phố xuống biển mò trân châu để kết thành rồng thiêng và nạm cả tòa cung điện bằng ngọc trai làm dân oan chết vô số. Mò trai nếu lặn không sâu thì bị quân lính đánh đập trên bờ, lặn quá sâu thì sặc máu mà chết. Đằng nào cũng chết. Thật là tội nghiệp. Chẹp chẹp. Lúc nhà Đại Hán đầu hàng với nhà Tống, Lưu Sưởng mới đem ngay tặng mấy con rồng kết bằng trân châu để lấy lòng thiên tử Trung Nguyên. Tống Thái Tổ quá kinh ngạc về độ tinh xảo và đắt tiền nên mới hỏi vặn là ăn rồi cứ mê rồng kiểu này làm sao mà trị nước được đây!
4: Hoạn Quan
Triều đình này được coi là đế chế thiến người dữ dội nhất. Khác với các triều đại khác ở Trung Quốc từ trước, hoạn quan chỉ phục vụ hậu cung. Nhưng Nam Hán bắt buộc trạng nguyên, tiến sĩ, nhà sư muốn bàn chính sự phải tự triệt sản làm thân phế vật trước. Vua Nam Hán không tin ai chưa thiến mà có lòng tận trung với hoàng thượng (Niềm tin kiểu gì mà ác thía). Nhắc tới đoạn sử này tàn khốc quá nhỉ. Nhưng mà lật lại xem nhà Lý cũng áp dụng biện pháp một cách gay gắt, điển hình là vụ Lý Thường Kiệt. Dù gì chàng Ngô Tuấn (tên cúng cơm của hải đăng Lý Thường Kiệt) cũng là cháu 5 đời của Ngô Quyền mà phải bắt tự cắt trym như thế thật là hành hạ nhân cách thái quá! Đây rõ ràng là đặc điểm của văn hóa Nam Hán du nhập qua nhà Lý. Nhiều triều đại cho dù tàn khốc ở Trung Quốc cũng không có kịch bản tuỳ tiện này.
Lại nói khi nhà Lý thành lập ở Việt Nam, lấy tên là Đại Việt. Thật ra lúc đó lấy tên gì cũng được. Đại To hay Đại Tràng gì cũng thành một nước. Chữ Việt trong lịch sử Trung Nguyên là một phần văn vật quan trọng. Phía Bắc là Hồ, phía Nam là Việt. Hai thế lực này vừa cạnh tranh và dung hợp với Hoa Hạ thành Hán sau này. Nếu lúc đó lấy tên Đại Đường, Đại Hán gì cũng như nhau. Sau này có hải đăng Hồ Quý Ly lấy tên Đại Ngu (Ngu Thuấn cổ đại) còn làm cha của nền văn minh Hoa Hạ nữa là.
Vài đặc điểm văn hóa Nam Hán vừa nêu trên, nhà Đại Việt nhà ta đều có ít nhiều tham chiếu. Cho nên nhà Lý, chính ra là hoàn thiện thể chế này rất là Hán Việt đề huề nhưng mang tính ương đại trào lưu của văn hóa đô thị nhà Tống đương thời. Vừa có tính điển chế phép tắc của phương Bắc vừa có tính ôn hàn diệt tuyệt sư thái của phương Nam.
Nhà Lý không đạo đức thánh thiện như bọn mềnh hình dung sau này mà còn chà đạp bản địa cứ gọi các dân tộc khác vùng miền là man di, rõ ràng là khẩu khí của dĩ Hoa vi trung của vương triều phương Bắc. Những lúc bành trướng phương Nam, nhà Lý chuyên bắt cung nữ đưa về Thăng Long làm gối, còn đàn ông bộ lạc và đàn ông Chiêm Thành, đằng giết bớt, đằng bắt làm lao nô khai khẩn các vùng đất hoang vu. Dùng văn hóa Hán để gột rửa văn hóa bản địa từ lưu vực sông Đà cho tới Bình Trị Thiên khói lửa. Sách có ghi ở sông Đà có bộ lạc gọi là Ngưu Hống, thời đấy mà đã có chữ viết như dạng Ai Lao (có lẽ đây là thứ chữ Việt cổ mà các nhà Việt học đang cần tìm) thế mà chẳng mấy chốc bị là Lý trùm mền vùi dập mất dấu vết (có lẽ bây giờ con cháu thành người Kinh cả rồi! há há!!!).
Triều đình nhà Lý suốt mấy đời không bao giờ ngừng chuyện thảo phạt Chiêm Thành. Mỗi lần ngự giá thân chinh các bạn Chiêm chết như rạ. Cho nên ca tụng Lý Công Uẩn trong dịp ngàn năm thì cũng nên chẹp chẹp cho dân tộc Chiêm Thành vài cái.
Đặc biệt sử ghi xuống Lý Công Uẩn cũng là người rất mưu mô sau khi soán ngôi nhà Lê dìm hàng Lê Ngoạ Triều một cách rất là lộ liễu. Mấy cái ăn chơi sa đọa, uống rượu say sưa chặt dưa chặt mía trên đầu người ta là do phóng tác trong ngũ đại sử của Âu Dương Tu thời Tống viết về vua nhà Nam Hán cả đấy. Lý Công Uẩn rõ ràng cướp ngôi của nhà Lê và bôi nhọ tiền Lê để giành chính nghĩa.
Xét cho cùng kể từ lúc nhà họ Đinh phá sản, nước Đại Việt lúc sơ khai đã đổi chủ mấy lần. Từ họ Đinh, Lê, Lý, Trần tới họ Hồ (Quý Ly) đều là soán vị của nhau trong phòng người chết hay là trong phòng chăn gối. Đinh sang Lê do mợ Dương thị (Vân Nga) tái giá nhường ngôi cho người tình Lê Hoàn. Lê sang Lý do vua nằm giường bị cận thần Lý Công Uẩn soán vị. Lý sang Trần do nhường từ trong phòng the (???). Trần sang Hồ cũng do ăn giựt của cháu bên ngoại. Cho nên căn bản văn hóa Đại Việt không bị đứt đoạn hay bị cào bằng như thường thấy ở các cuộc khởi nghĩa nông dân khác.
Vậy thì áo quần Lý Công Uẩn là do đâu:
Nhà Lê Hoàn rất khinh mạn nhà Tống ra mặt. Trong sử Tàu ghi Lê Hoàn hết sức ngạo mạn, lừa đảo nhà Tống thua liểng xiểng. Xét ra, nhà Tống là chủ mới của Trung Nguyên cho nên ở phương xa không cần phải phục. Nhà Lê Hoàn đề theo điển chế quần áo kiến trúc của đời Đường. Xây dựng cung điện đền đài rất xa hoa. Có lẽ sử Việt Nam ta lâu nay theo trường phái bần dân viết thì cứ nghi ngờ về mức độ xa hoa. Lê Hoàn chính là người đầu tiên giới thiệu Tam cung lục viện có nhiều cung nữ ở nước ta. Có lẽ có phong độ quá nên mợ Dương thái hậu cầm lòng không đậu mới tặng luôn quả ngai vàng của con trai mình để làm hoàng hậu phục vụ cho hải đăng mới lên. Mụ này thật ra rất ghê gớm.
Nhưng sau khi nhà Lý soán ngôi nhà Lê thông hiếu với nhà Tống mới nhận mấy quả quần áo ban tặng bao gồm Long Y, Kim Ngân Đái và các thứ đắt tiền thời đấy. Nhà Tống biết Lý Công Uẩn cũng độc thủ không vừa nhưng đành thông hiếu cho yên chuyện. Cho nên, Lê Hoàn mặc đồ kiểu nhà Đường là không sai. Nhà Lý mặc đồ kiểu nhà Tống coi như đương đại vào thời bấy giờ.
(*) Phụ Chú
(Đoạn này mềnh xin kể dông dài vì liên quan đến sex cho dù Triều Lý cũng có tật hốt các em Chiêm Thành nhưng không miêu tả các hoạt cảnh trong phòng. Xưa nay cứ nghe hóng hớt vua chúa ăn chơi mà đâu biết chơi kiểu nào, tìm được quả này như bắt được hàng ngon đem chia sẻ tí).

Em Heo này có thân thể phì nộn cho nên được đặt tên là Mị Trư tức là Nàng Heo. Nàng Heo lại dựa theo sinh thái dâm dật của các con động vật mà chọn thêm 9 em khác làm hộ lý cho Lưu Sướng. Lưu Sướng dâm tâm như rộng mở, ban ngay danh hiệu cho 9 em này. Một em cao to lớn mập thì được ban danh Nàng Trâu (Mị Ngưu). Một em đôi vai gầy guộc nhỏ được Lưu Sướng ban danh Nàng Dê (Mị Dương). Một em hai mắt long lanh như nước thì được ban danh Nàng Chồn (Mị Hồ). Một em hai vú cất cao như Dương Quý Phi, thì được ban danh Nàng Chó (Mị Cẩu). (Hình như vú chó nó buông thả xuống mặt đất chứ đâu có cất cao như Dương Quý Phi nhỉ!!!). Một em hơi thở nhè nhàng, rên la uyển chuyển được ban danh Nàng Mèo. Một em trán rộng mặt dài được ban danh Nàng Lừa. Một em mặt hoa má tuyết, da thịt ngon lành được ban danh Nàng Thỏ. Một em hay vọc hay hót thì được ban danh Nàng Vượn. Có một em tiếng như rồng rống, thì được ban danh là Mị Sư (tức là sư tử). Cùng với Nàng Heo đứng đầu tổng cộng là mười mị nữ.

Vua nhà Nam Hán này còn rất thích xem cảnh nam nữ giao hoan bằng hình thật nên tuyển lựa rất nhiều thanh niên vô lại đem về nội cung bắt lột hết quần áo để chơi bời với các cung nữ để xem thắng bại. Nếu nam thắng nữ thì được ban thưởng. Nếu bị nữ thắng thì bị đối đãi như đồ phế vật. Đem ra trừng phạt, nhẹ thì đem đi thiến, nặng thì cắt da lóc thịt cho hổ báo ăn. (OMG, ác kinh điển.)

Ngoài Em Heo, vua Nam Hán lại tin dùng hoạn quan và cho cung nữ tham gia chính sự cho nên cuối cùng nhà Nam Hán bị nhà Tống đánh bại.
.
Bài này mềnh viết chủ yếu là để họ hỏi lịch sử. Phần nhận thức chủ yếu do các loại sách sử chưa bị kiểm kê. Mềnh lấy nguồn từ tiếng Khựa. Nhìn chung là các bạn ấy tổng hợp hơi bị hay từ các sách xưa như Ngũ Đại Sử của Âu Dương Tu, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (phần chưa cắt khi dịch sang Quốc Ngữ). Đọc hay vãi hồn.
http://news.ifeng.com/history/1/jishi/200901/0107_2663_957001.shtml
http://baike.baidu.com/view/413424.htm
Có nhiều đoạn mềnh tổng hợp lại hơi màu mè phù phiếm nhưng tuyệt đối không xuyên tạc không có ý dìm hàng.
Trần Đông Đức

3 comments:

  1. À, bác đọc bài ni chưa?

    http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=115&CategoryID=41&News=3501

    ReplyDelete
  2. Vừa đọc rồi bác ạ. Hết ý quá.

    ReplyDelete