Pages

Saturday, October 2, 2010

Triều Lý Mạnh tới Cỡ Nào???

Triều Lý Mạnh tới Cỡ Nào
Mấy hôm nay vì quả phim Lý Công Uẩn cho nên cứ bị uất ức vì mấy quả tổ tiên ta hoành tráng hay là lem luốc. Hoành tráng thì bị chê là ăn theo cổ trang Chung Của mà lem luốc khố rách áo ôm thì mất tự tin quá nhỉ.
Em vừa google vừa baidu bằng tiếng Khựa mới biết thời nhà Lý là một triều đại cực thịnh các bác ạ. Lúc đầu em tưởng là đùa. Ai ngờ sử sách của bọn Tàu nó ghi rất rõ các đặc điểm nào là phú quốc cường binh, văn hóa kinh tế phát đạt, quốc lực ưu thế. Mặc dù với lãnh thổ nhỏ bé (chỉ bằng ¼ nước Việt Nam bây giờ) nhưng đã tiến hành bành trướng 3 mặt giáp công bành trướng lãnh thổ phía Tây, Tây Bắc, và tràn xuống miền Nam (quả này hơi giống Bắc Việt, dễ làm mình quặu quá! Há há!!!).
Sau khi đánh bật quân Đại Lý (là nước Đại Lý ở Vân Nam), triều đình Lý Công Uẩn đã trực tiếp xâm phạm lãnh thổ nhà Tống theo kiểu tằm ăn dâu (có màn này nữa).
Nhà Tống bị nước Tây Hạ, nước Liêu… thi nhau hiếp dâm ở phần trên cho nên không thể phòng thủ củng cố miền Nam phần dưới (nó có phịa đoạn này không, nhà Tống sao mà yếu xìu quá).
Nhưng quân nhà Lý không dừng mà còn phái 100 ngàn quân tấn công sâu vào lãnh thổ nước Tống như Ung Châu, Liêm Châu, Khiêm Châu, nay là Hợp Phố và Nam Ninh (Nhà Lý vào sâu quá, muốn gì đây!!!. Một lần nữa, em mong bác nào như bác Nguyễn Xuân Diện ở Viện Nôm Hán (có lẽ phải đổi tên viện này như thế mới phong độ) confirm giùm em chỗ này xem bọn Tàu nó có phịa ra không? Nó còn nói, mặc dù nhân dân Trung Quốc ở các châu huyện ngoan cường phòng vệ nhưng bị quân nhà Lý cho đi bán muối quá nhiều hơn 5.8 vạn chú (tội nghiệp ghê chưa, chẹp chẹp!!!).
Nhà Tống tuy đem binh xuống cứu dân nhưng do Đại Việt và Đại Tống có quốc lực và thế lực ngang hàng. Rút cuộc nhà Tống phải bị buộc nhường các châu huyện Quảng Nguyên, Môn Châu, Tô Mậu (không biết giờ đây mấy châu huyện này nó nằm ở xó nào, nếu không thì là Tàu nó lại phịa ra để bôi nhọ triều đình ta hiếu chiến) để đổi lấy hòa bình.
Vua nhà Lý thân chinh cầm quân còn thọc sâu vào Chiêm Thành, giết Chiêm Chúa ngay tại trận tiền rồi còn cho bắt hết thê thiếp về Thăng Long (hèn chi có mấy bạn xưng Hà Nội gốc mà nhìn mặt hơi giống dân tộc Chăm, tổ tiên không chừng bị nhà Lý Công Uẩn vào Nam hốt về làm gối khi màn đêm buông xuống đấy). Có mấy đoạn nó kể ra hơi xấu như với quê hương Quảng Trị, Quảng Bình của em. Thời đó mà nhà Lý cứ giải phóng mặt bằng mà không cần sổ đỏ như thế làm dân oan dễ sợ (cho nên em không kể thêm ra nữa.).
Nhưng vấn đề đại khái như sau nhà Lý là một nhà nước phong kiến trung ương tập quyền giàu có, quốc khố dư thừa, theo chế độ chinh binh bành trướng, có luật pháp kỷ cương, văn hóa phong phú, biết cách ăn chơi và đong hàng.
Nhà Lý là triều đại duy nhất xâm phạm trực tiếp lãnh thổ Trung Quốc làm cho “thiên triều Đại Tống” phải đem đất cầu hòa (thế mà xưa nay sử Việt Nam ta không dạy mấy quả này, cứ tưởng là nó sang hoạnh họe đánh nhau trên đất mình thôi chứ, đọc xong sách Tàu nói về nhà Lý tự dưng em lại muốn làm quả phim Lý Công Uẩn hoành tráng hơn, nhất là quả hốt cung nữ Chiêm Thành về đất Thăng Long làm thịt).
Về mặt văn hóa tư tưởng thì Lý triều tự coi mình là tinh "Hoa", coi các lân bang như Chiêm Thành, Ai Lao…là Di tộc cần được chinh phục và khai hóa. (chắc là học bài của Trung Quốc). Nhà Lý coi mình là đại diện cho phong kiến quý tộc, quan lại, đại địa chủ có kinh nghiệm ngàn năm Bắc thuộc cho nên tư tưởng rất chi là tự cao về mặt văn hóa. Trong văn thư chỉ toàn sử dụng các ngôn từ của bậc đế vương như Trung Quốc không hề thua kém. Thọ thiên quyến mệnh, yêm hữu trung hạ, bác hải nội ngoại, cương bất thần phục rất chi là khẩu khí đế vương. (受天眷命,奄有中夏,薄海內外,岡不臣服).
Kết luận: Ai bảo nhân dân ta lem luốc, tổ tiên ta khố rách áo ôm là không đọc sách sử đấy. Tuy nhiên, sử Tàu thì chỉ xem có tính tham khảo để so với sử ta. Qua đó thấy rõ quan hệ giữa Đại Việt và Đại Tống chỉ là giao thiệp giang hồ, không phải là triều cống vì nhà Tống vào thời đó bị rách như mền, vua nhà Tống bị các nước Tây Hạ, Nữ Chân thi nhau dìm hàng bị bắt làm tù binh không còn ra thể thống thiên triều như miêu tả.
Quan hệ Việt Nam và Trung Quốc vào thời ấy chính là quan hệ Lý Tống – Đàm Vĩnh Hưng tuyệt nhiên không phải quan hệ triều cống như một thạc sĩ sử học ở Hồ Nam từng làm đáp án.
Hú hồn bác Lý Tống.
TĐĐ

No comments:

Post a Comment