Pages

Sunday, October 3, 2010

Thông Thân với Trung Quốc

Hôm trước có đọc chương trình phóng sự đi Mông của bạn Hồng Nga, nhà đài BBC. Mềnh hóng hớt viết theo nội dung người Mông Cổ đả đảo chính sách thông dâm hòa huyết với Trung Quốc. Tựa đề của nó là “Hòa Thân với Trung Quốc”. Tuy nhiên, được khuyên là có cách nào tổng hợp lại cho nó bớt ôm đồm để nổi bật ý chính.

Xem đi xét lại, mình thấy chủ đề này rất bao la mà viết ngắn thì không đủ, viết dài thì thành loãng. Viết nghiêm túc thì thành chủ quan, viết khách quan thì thành quảng bá chính sách môi giới hôn nhân cho nó à. Mình định chôn vùi bài viết này như chị Quý Kim định đốt áo dài tóc, nhưng cũng hơi tiếc công tổng hợp. Chuyện tư thông của hai người còn hấp dẫn huống gì là tư thông (chính sách dâm ngầm) của hai dân tộc Hán Hồ.

Nhân tiện mình vừa thiết lập một blog “Dưới Ánh Trăng Vàng” đang cần bài để trám chỗ cho nên mình tự biên tập lại bài này để đưa lên nhằm lôi kéo độc giả. Bạn nào dùng tư liệu của mình nhớ đánh bóng giùm blog Dưới Bóng Trăng Vàng cho nó càng ngày càng thêm óng ánh nhé! Cám ơn.

Nói về Mông Cổ chắc là hơi bị dài. Nó cũng liên quan ít nhiều đến chuyện Lý-Tống nhà mình đấy. Đối với địa lý Trung Nguyên từ xưa, phía Bắc là Hồ, phía Nam là Việt. Hai nhóm Hồ Việt thi nhau tranh đua và dung hợp tạo thành dân tộc Hán rất là đa dạng như một thế giới văn vật hỗn độn hơn là các dân tộc đơn độc một phương ngữ như mình.

Về mặt văn hoá, Trung Quốc đã xử lý xong các nhóm Hồ phía trong và cả ngoài Vạn Lý Trường Thành và thanh toán Bách Việt ở phương Nam thành người Hán rất nhiều. Như thế xét ra Mông Cổ và Việt Nam có vị trí tồn tại tương đồng vừa dính vừa rời với Chung Của, rất khó thoát ly toàn diện. Phải làm sao bây giờ?

Tuy nhiên, các bạn Mông Cổ đã từng bầm dập Trung Quốc rách như mền. Cùng thời, Việt Nam ta chỉ làm được quả tự chủ và xâm phạm mấp mé biên cương nước Tống. Mông Cổ thì rượt nhà Tống chạy coi như là mất dép mất cả quần. Và trong lúc cao trào, các bạn ấy đã từng vác đại quân sang xâm lăng Đại Việt ta. Tuy nhiên, bây giờ các bạn ấy ở xa, nhân dân ta không truy cứu tội “xâm lăng nước ta” của các bạn ấy nữa. Mặc dù các bạn ấy rất tự hào về quả đế quốc Mông Cổ hơn các bẹn Chung Của đã ăn ké theo lịch sử Thành Cát Tư Hãn.

Thực Tế Mông Cổ

Mông Cổ bao gồm khu tự trị Nội Mông của Trung Quốc và Ngoại Mông tức nước Mông Cổ là một trong những bộ phận lãnh thổ thời nhà Thanh. Khác với dân tộc Hán bị Mãn tộc thống trị, Mông Cổ được đối xử là quý tộc và có truyền thống thông hôn với quý tộc Mãn Châu. Trong lúc đó ở hậu cung triều đình nhà Thanh, các bạn người Hán chỉ được tuyển vào làm nô tì quét dọn cung đình và thái giám hầu hạ. Chẹp chẹp! Tội nghiệp ghê!.

Các vị vua nhà Thanh phần lớn đều có hoàng hậu và mẹ là người Mông Cổ có dòng dõi trực hệ từ Thành Cát Tư Hãn. Do đó “Đại Thanh Quốc” chính ra là huyết mạch với Mông Cổ.

Trung Quốc hiện nay được thừa kế lãnh thổ lịch sử của nhà Thanh trừ lãnh thổ Ngoại Mông đã thành lập nước Mông Cổ do Xô Viết đỡ đẻ.

Sự tồn tại của nước Mông Cổ thường dấy lên nhiều cảm xúc về chủ nghĩa dân tộc mà hiện nay người Chung Của vẫn có một ước ao thầm kín là muốn lôi kéo Mông Cổ trở về lại bản đồ như thời nhà Thanh.

Mông Cổ đất rộng người thưa có nhiều tài nguyên khoáng vật. Các bẹn Chung Của thường bảo nhau “Mất đi phần lãnh thổ này vốn là một nỗi đau vô bờ, (thèm nó về lại như thèm ăn thịt chó!)”

Trung Quốc đã ôm ấp lịch sử Mông Cổ và Thành Cát Tư Hãn như của chính mình về ánh hào quang của một quá khứ huy hoàng. Nhưng sự tồn tại của nước Mông Cổ làm niềm tự hào dân tộc này không trọn vẹn vì như thế thì nhà Nguyên không còn là một dân tộc hoàn toàn thuộc về Trung Quốc. (Nhìn rất là ngứa mắt trên tấm bản đồ thế giới!)

Quan điểm Mông Cổ trở về “tổ quốc” trở thành chủ lưu trên truyền thông sau khi báo chí loan tin một vị nghị viên Mông Cổ vào năm 1995 hình dung và so sánh tới chuyện Mông Cổ thành một đặc khu kinh tế như Hồng Kông, Macao. Cho dù đây là một giả thuyết bằng mồm cho vui nhưng đã tạo thành nguồn cảm hứng mêng mang bất tận “Mông Cổ Trở Về” cho những người theo chủ thuyết “Trung Quốc To”. Lên google và baidu mà thử đặt từ Mông Cổ (tiếng Khựa) thế nào nó cũng tự động hiện hình ra ngay Ngoại Mông Cổ Hồi Quy (外蒙古回归). Nhắc tới đây, mềnh muốn cảnh giác với các bạn hay ngoa dụ về vụ Việt Nam trở thành một tỉnh của Trung Quốc phải canh chừng. Dù ở hoàn cảnh nào cũng không nên nói tới như thế. Các bẹn Chung Của tưởng thật, đâm ra hoài bão này nọ thì chết.

Trên các diễn đàn, nhiều bẹn Chung Của tỏ ra cảm động thân thiết như kiểu gia đình Nam Bắc Hàn được Kim Chính Nhật cho phép tình tự nhau. Nhưng khi gặp phải thái độ bài Hoa thực sự của người dân Mông Cổ (không thèm hôn đâu nhé!) thì choáng váng tức giận. Một số chuyển sang cay cú rồi xem Mông Cổ như là một đất nước nhược tiểu lạc hậu, không biết điều, (đánh cho chết bây giờ) – “to lớn huy hoàng thì không muốn lại muốn nhỏ bé lạc hậu à!”. Một số cực đoan hơn cho rằng Mông Cổ là một nguy cơ cho Trung Quốc về lịch sử, văn hóa, quốc phòng, dứt khoát phải có chiến lược thu hồi.

Thế là dân gian Trung Quốc tự dưng đã hình thành một đường lối ngoại giao nhân dân với láng giềng phương Bắc mà không có một nước Âu Mỹ nào làm được. Cái mà bạn Hồng Nga, BBC đi làm phóng sự đấy.

Thông Hôn Hòa Thân

Dưới đây được xem như là phụ chú từ tiếng Khựa, không màu mè, không xuyên tạc, không khách sáo. Nhưng Khựa nó rất khôn là dựa vào lời của một người Đài Loan. Mềnh tìm mãi mà không ra nghị viên Mông Cổ nào nói như thế mà không bị nhân dân Mông Cổ tát vào mồm. Nội dung chủ yếu là nói dân Mông Cổ ít thế, cứ thông hôn hoà thân, giúp đỡ ngọt ngào bằng cách cho tiền, xây trường dạy tiếng Mông Cổ thời xưa thế nào Mông Cổ cũng khuynh về Chung Của.
Ngoại Mông Cổ trở về Trung Quốc: Điều làm được nhưng không thể nói

Từ 1995, 2000, 2002, 2004 có một vài nghị viên Mông Cổ từng đề xuất thuyết sát nhập, giả như nghị viên tỉnh Gobi tại diễn đàn nghiên cứu phát triển quốc gia sẽ kiến nghị thành lập một đặc khu hành chánh đặc biệt kiểu Hồng Kông và Macao, để rồi Mông Cổ trở thành một bộ phận của Trung Quốc.

Diện tích của Ngoại Mông lớn hơn Nội Mông với nhân khẩu khoảng 2.5 triệu, bằng 1/10 phần mười của Nội Mông (và bằng ½ người Trung Quốc có dân tộc Mông Cổ). Và với sức mạnh kinh tế, Nội Mông sẽ sát nhập được với Ngoại Mông được xem như là một biện pháp. Nhưng đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm về mặt chính trị, Ngoại Mông có thể phản ứng dữ dội. Với Trung Cộng mà nói, đây là một chủ đề cấm kỵ. Trung Cộng toàn lực phát triển đã làm Âu, Mỹ, Nhật quan ngại làm sao có thể nuôi thêm ý đồ “thu phục lãnh thổ”.

Một vị chủ tịch nghiên cứu xã hội học tại Nội Mông cho rằng, Ngoại Mông độc lập trở thành sự thực về mặt quốc tế. Trung Quốc muốn lấy lại là chuyện không thiết thực. Đại Lục hiện nay thừa nhận lịch sử, thừa nhận thực tế để cùng Ngoại Mông phát triển kinh tế, giảm thiểu rắc rối.

Ông nói rằng Mông Cổ có nghị viên có khuynh hướng trở về Trung Quốc, đây là những quan điểm xuất phát từ tình cảm, nhưng cũng có người coi đó là tiêu chuẩn chính trị. Dù gì nội bộ chính trị của Ngoại Mông phân thành, phái thân Nga, phái thân Tây Phương, phái thân Hoa cùng với phái truyền thống dân tộc. Không có phái nào có khả năng khống chế toàn bộ cục diện.

Hơn nữa, Mông Cổ cũng muốn duy trì nền độc lập. Vài năm gần đây, thiết lập chính sách ngoại giao cân đối. Mông Cổ từng gởi các binh đội tham gia diễn tập với quân đội Mỹ tại Alaska. Ngoại Mông cũng còn mời Mỹ và bảy nước khác diễn tập tại ngoại ô Ulan Bator. Có lần họ diễn tập với Trung, Nga tạo nên một ý vị mới.

Tuy nhiên, nhìn ở một góc cạnh lạc quan phía Trung Quốc “chuyện như nước chảy dòng, lặng lẽ và lâu dài” Chỉ cần kinh tế Trung Quốc càng lúc càng mạnh “Thiên triều khôi phục, tự nhiên các nước ngóng gió quay về”. “Lợi tức đầu người của Nội Mông 4000 đô-la, thì Ngoại Mông phải như thế nào?

Mông Cổ trong quá khứ dưới sự khống chế của Liên Xô cũ đã phế bỏ văn tự Mông Cổ thời Thành Cát Tư Hãn chuyển sang hệ chữ Cyrillic. Những năm gần đây, Trung Quốc đã bảo vệ của văn tự Mông Cổ, thành lập trường dân tộc, đối với nước Mông Cổ nhìn chung có sự thu hút.

Trong mắt rất nhiều người mang hoài bão của dân tộc Trung Hoa đại thống nhất, di sản vành đai dân tộc Mông Cổ là một Trung Quốc To. Hy vọng Ngoại Mông sẽ hưởng ứng khuynh hướng này càng lúc càng nhiều. Tự nhiên có lúc họ sẽ nhận ra, Mông Cổ nhân khẩu ít, lão hóa nghiêm trọng, giáo dục hạn chế, kinh tế lạc hậu thành niềm suy tư của hiện thực. Địa lý cũng đã làm giới hạn sự thay đổi về mặt kinh tế, văn hóa.

Giả thử như (Trung Quốc) tăng cường giao lưu về văn hóa giáo dục, xây dựng trường đại học Mông Cổ, để học sinh Ngoại Mông được nhập học mà miễn thi, cổ suý hòa thân (Trung Quốc và Mông Cổ lấy nhau), gia tăng liên kết về huyết thống qua hôn nhân; tăng cường viện trợ kinh tế cho Ngoại Mông. Chỉ cần thời gian, Ngoại Mông không hướng về Trung Quốc cũng khó.
http://bbs.tiexue.net/post_4338014_1.html
https://d0a5d94c.servage-customer.net/news/?a=disp&id=2482
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/09/100911_mongolia_neonazi.shtml

Mà không biết vì sao tỉ lệ nam nữ của của Mông Cổ bị mất cân đối. Nữ nhiều hơn nam. Nghĩ đến đây mềnh tự dưng thương cho các bạn Mông Cổ quá! Chắc là tổ tiên ăn mặn hay sao ấy. Đẻ toàn gái. Chẹp chẹp!!!


No comments:

Post a Comment